A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

KHẨU SÚNG TRƯỜNG CỦA “O DU KÍCH NHỎ” NGUYỄN THỊ KIM LAI

Tại trung tâm hệ thống trưng bày hiện vật về những chiến công của quân và dân vùng đất Quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước nổi bật lên bức ảnh bất hủ “Giải giặc lái Mỹ” của Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phan Thoan mà tại cuộc Triển lãm ảnh toàn quốc năm 1966, nhà thơ Tố Hữu đã đề tặng 4 câu thơ

“O du kích nhỏ giương cao súng

Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu

Ra thế! To gan hơn béo bụng

Anh hùng đâu cứ phải mày râu!”

Tại trung tâm hệ thống trưng bày hiện vật về những chiến công của quân và dân vùng đất Quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước nổi bật lên bức ảnh bất hủ “Giải giặc lái Mỹ” của Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phan Thoan mà tại cuộc Triển lãm ảnh toàn quốc năm 1966, nhà thơ Tố Hữu đã đề tặng 4 câu thơ

“O du kích nhỏ giương cao súng

Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu

Ra thế! To gan hơn béo bụng

Anh hùng đâu cứ phải mày râu!”

Nhân vật “O du kích nhỏ” trong bức ảnh là chị Nguyễn Thị Kim Lai, quê ở xã Hương Phong, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Mùa hè năm 1965, vừa học hết cấp 2 chị và bè bạn cùng trang lứa xung phong vào đội dân quân tự vệ của xã. Chiều ngày 20/9/1965, để cứu đồng bọn trên những máy bay ném bom đã bị ta bắn rơi, ba chiếc trực thăng của Mỹ được phái đến quần lượn trên bầu trời Hương Khê (Hà Tĩnh). Một trong ba chiếc ấy tiếp tục bị dính đạn, gãy cánh quạt, bọn giặc lái nhảy dù trốn vào rừng. Các lực lượng xã Hương Phong được huy động đi vây bắt. Lúc này mới vào dân quân được hai tháng, chưa thành thạo về súng đạn, chỉ biết mỗi động tác khóa an toàn và bóp cò, chị Kim Lai cũng hăng hái vác súng chạy. Thật bất ngờ, chị lại là người đầu tiên phát hiện tên giặc lái Ariam Rôbinxơn đang ẩn nấp trong rừng. Biết địch có vũ khí nhưng chị không hề sợ hãi, nhanh chóng báo cho anh chị em trong trung đội xông vào trói hắn lại.

Khi được lệnh giải tên phi công về nơi giam giữ, mọi người thống nhất giao nhiệm vụ này cho chị Lai vì là người đầu tiên phát hiện và bắt giữ hắn. Trên đường áp giải, phóng viên Phan Thoan báo Hà Tĩnh phát hiện ra sự tương phản độc đáo (chị Lai chỉ cao 1,47m và nặng 37kg mà tên lính Mỹ thì cao 2,2m, còn nặng thì đến 125kg) nên bấm máy trong khoảch khắc. Thế là bức ảnh nổi tiếng “Giải giặc lái Mỹ” đã ra đời. Sau đó báo chí của ta, của thế giới liên tục in bức ảnh này, như một biểu tượng bất khuất của Việt Nam. Ngành Bưu chính Việt Nam cũng lấy hình ảnh này in ra hàng vạn con tem và từ mỗi lá thư, hình ảnh O du kích giải tên giặc lái Mỹ đã đi khắp đất nước và đi tới nhiều nơi trên thế giới.

Nhưng “O du kích nhỏ Kim Lai” nhân vật chính trong tấm ảnh không hề hay biết gì về sự kiện này. Chị làm dân quân, sau giữ chức xã đội phó và khi chiến trường kêu gọi, chị học lớp y tá cấp tốc rồi xung phong vào làm nhiệm vụ cứu thương tại mặt trận B5 miền Tây Quảng Trị. Năm 1973, sau khi bị thương trong khi cứu chữa thương binh, chị được chuyển ngành về công tác tại Ngân hàng Quảng Bình. Đất nước thống nhất chị quyết định xin chuyển công tác về quê hương tại bệnh viện huyện Thạch Hà cho đến lúc nghỉ hưu.

Năm 1995, có một sự kiện lớn đối với “O du kích nhỏ” Kim Lai. Chị gặp lại viên phi công Mỹ bị bắt năm nào. Ariam Rôbinxơn cùng vợ và đoàn làm phim tư liệu Trung ương trở lại Hà Tĩnh thăm chị và để làm bộ phim “Cuộc hội ngộ sau 30 năm” của đạo diễn Lê Mạnh Thích do hãng NHK của Nhật Bản tài trợ. Rôbinxơn kể lại ngày xưa, khi ở trong rừng, thấy chị phát hiện ra mình, anh đã định bắn trước, nhưng nhìn gương mặt trắng trẻo, ngây thơ quá lại thôi. Rồi cái đêm hãi hùng ở huyện đội Hương Khê, chỉ nghe động cơ trên đầu, anh đã run bắn lên vì sợ máy bay Mỹ ném bom cả chính mình. Còn chị Kim Lai kể cho họ nghe bao tang thương mất mát ở làng quê mình bởi bom đạn Mỹ. Chuyện những ngày chiến tranh ấy, nhân dân trong xã chỉ có khoai sắn lót dạ nhưng luôn dành cho viên phi công tù binh khẩu phần ăn và chăm sóc đầy đủ “Người Việt Nam nhân hậu quá”, đó là câu người cựu binh Mỹ này xúc động nhắc đi nhắc lại trước lúc họ chia tay.

45 năm sau, cô gái tuổi 17 tươi trẻ năm nào giờ đã là một phụ nữ tuổi lục tuần, lên chức bà, tóc lốm đốm bạc, nhỏ nhắn, hiền hậu, sống cùng con cháu trong căn nhà nhỏ tại ngõ 5 đường Xuân Diệu, tổ 16, phường Bắc Hà, thành phố Hà Tĩnh. Cả 3 người con của bà (1 trai, 2 gái) đã yên bề gia thất, có công ăn việc làm ổn định, người con trai út hiện đang công tác ở ngành công an. Khẩu súng trường CKC từng gắn bó với “O du kích” trong những năm tháng chiến đấu bảo vệ quê hương đã được sưu tầm, bảo quản và trưng bày trang trọng cạnh bức ảnh lịch sử ngay khi ra đời đã gây một tiếng vang lớn, góp phần tạo niềm tin cho nhân dân ta quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

KHẨU SÚNG TRƯỜNG CỦA “O DU KÍCH NHỎ” NGUYỄN THỊ KIM LAI

Hướng dẫn tới bảo tàng
  • Taxi

    Hướng dẫn tới bảo tàng bằng Taxi 

  • Xe Bus

    Hướng dẫn tới bảo tàng bằng Xe bus 

  • Xe Máy

    Hướng dẫn tới bảo tàng bằng Xe máy

Thống kê
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 22
Tháng 04 : 1.166